
1. Xử lý hạt giống trước khi trồng:
Do hạt bầu hồ lô có phần vỏ rất dầy và cứng nên nếu ko xử lý trước có thể rất khó nảy mầm hoặc cây mầm có thể bị biến dạng. Cần xử lý trước như sau:
- Pha 2 phần nước sôi và 3 phần nước lạnh (dân gian thường gọi là 2 sôi, 3 lạnh) vào 1 cái hộp nhựa hoặc chén ăn cơm, cho hạt bầu cần xử lý vào ngâm trong 24giờ (1 ngày/đêm). Sau đó vớt hạt bầu hồ lô ra, rửa sạch chất nhầy bám trên hạt bằng nước lạnh.
2. Gieo trồng
+ Chuẩn bị bầu ươm: Chọn đất tơi xốp gieo hai hạt bầu hồ lô cho một bầu đất, độ sâu khoảng 2cm.
+ Giàn bầu: Nên dùng các cây họ tre làm giàn, dùng dây thép căng ô vuông thì chắc chắn hơn nhưng lại làm tổn thương dây bầu nên không tốt. Các cây ngang dọc cách nhau 20cm là vừa.
+ Trồng: sau khi cây bầu hồ lô cao khoảng 20cm thì mang ra trồng được.
Nếu dùng chậu nhựa kích thước 65 x 31 x 20cm thì nên trồng 2 cây. Dùng tro, Phân trùn quế và đất sạch trộn đều. Cần nhẹ nhàng dùng dao sắc cắt bầu đất và tiến hành trồng bình thường. Nên nhớ, rễ cây bầu hồ lô rất nhạy cảm, bạn nên nhẹ tay để bầu đất không vỡ ra
Sau khi trồng khỏang được 1 tháng bầu hồ lô sẽ ra hoa và đậu trái, thường hoa đực nhiều hơn hoa cái, có thể để cây tự thụ phấn nhờ gió hoặc côn trùng. Trong những ngày mưa không có nắng và côn trùng, hoa sẽ nở về đêm từ sau 6g, đặc biệt là hoa cái, lúc này muốn đậu trái các bạn phải giúp cây thụ phấn. Các bạn chọn một bông hoa đực nở to và hạt phấn đã bung ra xung quanh, ngắt hoa đực đó, lấy nhị của hoa đực cho tiếp xúc nhụy của hoa cái, lúc này bạn sẽ thấy phấn hoa của nhị bông đực dính lên thùy của hoa cái, vậy là được. Nếu sau khi thụ phấn trời vẫn mưa, các bạn nên lấy 1 cái bao nilong trùm hoa cái đã thu phấn lại, mai sáng hết mưa lấy ra.
Người gửi / điện thoại