Nhập khoảng giá VNĐ : Từ         đến         

Sản phẩm nằm trong danh mục:
🏵🌹 HẠT GIỐNG HOA🌼

hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 1 hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 2 hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 3 hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 4 hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 5 hạt giống cây CỎ NGỌT STEVIA, Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt dễ trồng - anh 6

Click vào ảnh lớn để zoom

Giá : 25.000 VND

Số lượng    

Mô tả

Còn được gọi là Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt, có nguồn gốc ở thung lũng Rio Monday nằm về phía đông bắc của xứ Panama, Trung Mỹ.


Vào thế kỷ XVI, các thủy thủ Tây Ban Nha đã từng đề cập đến sự hiện diện của loại thảo mộc nầy rồi. Nhưng phải chờ đến năm 1888, nhà thực vật học người Paraguay là Moises Santiago Bertoni mới phân loại và chính thức đặt tên gọi nó là
Stevia rebaudiana Bertoni.

Thổ dân Guarani ở Paraguay gọi cỏ nầy la Caá-êhê có nghĩa là Cỏ ngọt. Từ cả ngàn năm nay, họ đã dùng loại thảo mộc nầy để làm dịu ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng, và cũng để chữa trị một số bệnh như béo phì, bệnh tim, cao áp huyết, v.v…


Cỏ ngọt là cây đa niên bán nhiệt đới, thuộc họ Cúc Asteraceae (Compositae).


Stevia rebaudiana Bertoni là một trong số 154 loại Cỏ ngọt thuộc giống họStevia. Cây cỏ ngọt mọc thành bụi, cao lối 75cm lúc trưởng thành. Thân, và cành tròn. Thân non có màu xanh, thân già màu nâu. Bản lá dài 5-7cm, có mép hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng. Phấn hoa có thể gây dị ứng. Chất ngọt tập trung trong lá. Lá già, ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở phía trên cao. Chất ngọt trong lá giảm đi khi cây trổ hoa vào tháng 9.


Trồng bằng cách nào?

Hạt Stevia nên được ương trong nhà khoảng từ tháng 2 đến tháng 4. Tuy nhiên, cũng hơi khó, chỉ có kết quả lối 25% mà thôi.


Stevia cũng có thể được giâm cành. Đem cây con ra trồng ngoài vườn khi trời bắt đầu ấm trên 10 độ C. Chịu ăn các loại phân chứa ít đạm 14-14-14, hoặc phân bón thông thường, như loại 4-12-8. Có thể trồng Cỏ ngọt trong chậu kiểng, và hái lá bất cứ lúc nào (nhớ chừa lại 1/3 số lá). Thu hoạch lúc mùa thu trước khi trổ hoa, lá có tỉ lệ chất ngọt stevioside cao nhất.


Lá có thể được ăn sống, có vị hơi lợ lợ ngọt ngọt, phơi khô, sấy khô để bỏ vô trà, hoặc tán nhuyễn để dành thay thế các chất tạo vị ngọt.


Cỏ ngọt được dùng để làm gì?

Tại nhiều nơi trên thế giới, chất stevioside hay chiết xuất (extract) được dùng làm chất tạo vị ngọt thay thế các loại đường thường hoặc đường hoá học.


Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể bỏ vô trà.

Bột lá khô có thể trộn vô bột làm bánh để thay thế đường.


Trung Quốc xem cỏ ngọt như một dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân, ngon ăn và tiêu hóa tốt.
Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới.


Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá Stevia. Một số lượng lớn cần phải được nhập thêm từ Đại Hàn, Đài Loan và Trung Quốc.


Bột lá khô dùng làm trà, có thể có vị ngọt gấp 30 lần hơn vị ngọt của đường cát.

Dạng lỏng, là những dịch chiết có thể ngọt 70 lần hơn đường.

Tốt nhất là bột tinh chất màu trắng trích từ lá Cỏ ngọt và có chứa chất rebaudioside A và stevioside. Ở dạng nầy, Stevia có vị ngọt gấp 300 lần vị ngọt của đường cát.


Nhiều người cho rằng vị ngọt của Stevia thường để lại trong miệng cái hậu hơi đăng đắng.
Cỏ ngọt không tạo calorie nên rất thích hợp để làm giảm cân.
Cỏ ngọt không làm bợn răng, không gây sâu răng, bảo vệ vệ sinh răng miệng, và cũng giúp vào việc làm lành càc vết thương ngoài da.


Bổ tim, lợi tiểu, làm giảm áp huyết ở những người bị cao máu, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt trợ giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.

Các bệnh nhân thay vì dùng các loại đường hóa học như aspartame chẳng hạn, thì tốt hơn hết, họ nên dùng chất tạo vị ngọt thiên nhiên lấy từ Cỏ ngọt, vả lại nó cũng không làm tăng đường lượng lên.


Từ 30 năm nay, các nhà khoa học Phù Tang đã hết lòng nghiên cứu các hoạt chất của Stevia, nhưng cũng không thấy có báo cáo nào nói lên tính chất độc hại hoặc tính gây ung thư của loại thảo mộc nầy cả.


Thí nghiệm thực hiện tại đại học Maringa, Brazil cho biết chiết dịch lá Stevia có khuynh hướng giúp đem glucose vào trong tế bào, nhờ vậy đường lượng trong máu được giảm xuống đi phần nào.

Cây Stevia đơm hoa và cho hạt, nhưng tạo giống bằng ươm hạt thì độ thành công thấp, vì hạt cỏ ngọt cần đất sạch và tốt (pha với 1/2 cát), cần ánh sáng mặt trời để nẩy mầm. Cho nên tạo giống bằng cắt nhánh và giâm vào đất để thành cây mới thì dễ hơn. Khi ươm hạt thành công, sau khoảng 2 tháng trồng là ta có thể thu họach lá, dùng lá tươi hoặc phơi khô để dành. Sau bốn năm thì cây già cỗi, chất ngọt trong lá giảm nhiều, nên trồng lại cây mới.
Cây cỏ ngọt hễ ra hoa xong là chết, vì thế khi cây bắt đầu trổ ngồng là ta ngắt đi để lấy lá mới.
Và vì cây cỏ ngọt bị ngắt lá, cắt xén thu hoạch thường xuyên, 4-5 năm mới “được phép” trổ bông, hạt lá cỏ nhỏ dễ bị gió thổi bay hết, khó thu hoạch cho nên hạt giống trở nên hiếm và mắc!
Hạt giống cỏ ngọt stevia ở Mỹ rất mắc. Một bịch hạt giống cỏ ngọt chỉ 8-15 hạt giá từ $5-$10 đô-la.

Hạt Giống Cỏ Ngọt Stevia còn được gọi là Cỏ đường, Cỏ mật hoặc Cúc ngọt. Từ cả ngàn năm nay, nhiều người đã dùng loại thảo mộc này để làm diụ ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng , và cũng để chữa trị một số bệnh như béo phì, tim , cao huyết áp v..v…


THÔNG TIN VỀ GIỐNG CỎ NGỌT VỚI BẠN


Cỏ ngọt là cây lưu niên bán nhiệt đới. Cây cỏ ngọt mọc thành bụi, cao lối 75 cm lúc trưởng thành. Thân ,và cành tròn. Thân non có màu xanh, thân già màu nâu. Bản lá dài 5-7 cm , có mép hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng .Chất ngọt tập trung trong lá. Lá già, ở dưới thấp chứa nhiều chất ngọt hơn lá non ở phía trên cao.

7 điều bạn chưa biết về cỏ ngọt (bạn tham khảo thêm - dantri.com.vn)

 

hạt  giống cỏ ngọt

Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể bỏ vô trà



Tại nhiều nơi trên thế giới, chất stevia được dùng làm chất tạo vị ngọt thay thế các loại đường thường hoặc đường hoá học. Cỏ ngọt phơi khô, sấy khô có thể bỏ vô trà. Bột lá khô có thể trộn vô bột làm bánh để thay thế đường.

Trung Quốc xem cỏ ngọt như 1 dược liệu thiên nhiên rất tốt để giúp làm giảm cân , ăn ngon và tiêu hóa tốt . Nhật Bản là quốc gia sử dụng cây cỏ ngọt nhiều nhất trên thế giới. 

hạt giống cỏ ngọt

Cỏ ngọt là loại thảo mộc để làm diụ ngọt các thức ăn thức uống có tính đắng


Mỗi năm kỹ nghệ Nhật tiêu thụ từ 700 tấn đến 1000 tấn lá stevia .. Họ sử dụng chất tạo vị ngọt stevia trong kẹo chewing gum, bánh trái, và trong các loại nước ngọt, như Coca Cola. 


CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


Cỏ ngọt không gây sâu răng, bảo vệ vệ sinh răng miệng, và cũng giúp vào việc làm lành các vết thương ngoài da. Bổ tim, lợi tiểu, làm giảm huyết áp ở những người cao máu, và đặc biệt nhất là đối với những người bị bệnh tiểu đường, cỏ ngọt giúp tụy tạng trong việc tiết chất insulin.

hạt giống cỏ ngọt

Hạt Giống Cỏ Ngọt khi trưởng thành là sự lựa chọn của cả Đông Y và Tây Y

 

Công dụng của cỏ ngọt

– Làm giảm nhu cầu chất đường và chất bột của cơ thể người bệnh, giúp bệnh nhân khỏi chứng đau đầu, mất ngủ.
– Sử dụng làm nước uống giải khát có tác dụng hạ nhiệt, lợi tiểu
– Giúp cân bằng huyết áp, điều hòa lượng đường trong máu, hạ mỡ máu

– Phòng ngừa bệnh tim mạch, não, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
– Giúp tăng khả năng làm việc , tăng hệ miễn dịch cho cơ thể.

– Cung cấp lượng đường cần thiết cho cơ thể tự nhiên, làm giảm cảm giác thèm ngọt cho các bệnh nhân bị béo phì, tiểu đường...

hạt giống cỏ ngọt

Hạt giống Cỏ ngọt

 

Là loại thảo dược – dược liệu thiên nhiên mang lại hàm lượng đường tự nhiên cao, Hạt Giống Cỏ Ngọt khi trưởng thành là sự lựa chọn của cả Đông Y và Tây Y để làm chất tạo ngọt và thuốc chữa bệnh. Bột lá khô dùng làm trà , có thể có vị ngọt gắp 30 lần vị ngọt của đường cát.

 


HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TỪNG BƯỚC TRỒNG HẠT GIỐNG CỎ NGỌT


Cách trồng Hạt Giống Cỏ Ngọt

Trước khi gieo nên ngâm hạt vào nước ấm 30 độ C trong 2-4 giờ, vớt ra để ráo nước, trộn thêm cát khô để gieo cho đều. Sau khi gieo, phủ lớp vải màn thưa trên mặt luống tưới cho đủ ẩm.

Sau 2-4 tuần hạt nảy mầm. Hàng ngày tưới nước cho đủ ẩm. Khi cây con ra 4 – 5 lá có thể nhổ đem trồng, tốt hơn là đợi đến khi cây có 6 – 7 lá.

HẠT GIỐNG CỎ NGỌT

Từ Hạt Giống Cỏ Ngọt, bạn có thể gieo trồng lên cây con

 

Không nên trồng sâu, cây bị thối cổ rễ, 3 ngày đầu phải tưới đủ ẩm, mỗi ngày 2 lần. Sau một tuần cây hồi xanh thì bấm ngọn.

Cây cỏ ngọt không kén đất nhưng có năng suất cao trên loại đất thịt pha cát, tơi xốp, có độ pH trung tính, thoát nước.. Khi cây bị bệnh vi khuẩn thì dùng PCNB, bị sâu thì dùng Furaran. Tránh trồng trên đất sét. Cây ưa ánh sáng mạnh.

hạt giống cỏ ngôt